Van Công nghiệp

Thiết bị phòng cháy chữa cháy là thiết bị không thể thiếu khi xây dựng hệ thống chữa cháy cho bất kỳ công trình nào. Trong đó, van công nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng, là thiết bị dự phòng, ngăn chặn nguy hiểm trong các trường hợp cần thiết. Van công nghiệp bao gồm: Van bướm, Van an toàn, Van cổng, Van báo động, Van xả tràn,…

Các Loại Van Công Nghiệp Phổ Biến Dùng Cho Hệ Thống PCCC

Các dòng van công nghiệp hiện nay rất đa dạng trên thị trường giúp chúng ta có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng. Có rất nhiều dòng van công nghiệp khác nhau được nhập khẩu từ nhiều quốc gia với đặc điểm, nhu cầu sử dụng đa dạng. Dưới đây là một số dòng van phổ biến được sử dụng nhiều nhất:

Van Cổng

Van cổng là một trong nhiều loại van được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Van cổng đóng có tác dụng đóng dòng chảy khi chúng chắn ngang qua toàn bộ dòng chảy, ngược lại khi van cổng mở, chúng hoàn toàn không nằm trong dòng chảy của vật chất. Khi van mở, độ cản trở dòng chảy của van rất nhỏ hay có thể nói là sự sụt áp hay mất năng lượng khi vật chất đi qua van được hạn chế ở mức nhỏ nhất.

van cổng

Van Cổng

Cấu Tạo Của Van Cổng

Van cổng Van cổng có cấu tạo cánh van chạy lên chạy xuống giống như một cánh cổng với thành tố chính gồm: nắp van, thân van, vòng làm kín, nắp bích, cần van, tay van và cửa van.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Cổng

Van cổng liên kết với đường ống bằng mặt bích ở cả hai đầu. Van và đường ống được nối với nhau bằng các bulong. Gioăng đệm được chèn vào giữa hai mặt bích của van và đường ống để sự nối có được độ kín cao.

Khi van đóng, chúng sẽ chắn ngang dòng chảy không cho dòng chảy tràn vào. Khi van mở ra, dòng chảy sẽ không bị chặn và liền mạch.

Van Cổng Sử Dụng Trong Hệ Thống PCCC

Van cổng sử dụng trong PCCC thường là loại van cổng làm từ gang cầu có kích thước nhẹ hơn 20 – 30% so với các loại van khác. Van cổng có đĩa van bọc cao su cao cấp tiêu chuẩn sử dụng cho nước uống, tránh tắc nghẽn trong quá trình vận hành và được phủ sơn Epoxy cả trong và ngoài van để tránh các tác động của môi trường.

Van Bướm

Van bướm là loại van có cấu tạo gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt và sử dụng nhất trong các loại van, dùng để đóng mở dòng chảy trong hệ thống bằng một lá van dạng đĩa được cố định ở trên trục.

Van bướm trong công nghiệp

Van bướm trong công nghiệp

Cấu Tạo Van Bướm

Van bướm có cấu tạo bao gồm thân van, đĩa van và bộ phận làm kín cùng một số bộ phận khác. Thân van thường được sử dụng bằng chất liệu kim loại, inox, gang hoặc nhựa đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống.

Đĩa van sử dụng chất liệu tương tự thân van, có thể định vị các góc mở khác nhau để điều tiết chất lưu trong đường ống.

Bộ phận làm kín của van bướm còn gọi là gioăng làm kín, được làm bằng chất liệu cao su, PDFE, TEFLON. Bộ phận này bao gồm bộ bận tay gạt hoặc vô lăng, có công dụng tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau hoặc tạo ra trạng thái đóng/mở hoàn toàn.

Van bướm trong công nghiệp

Van bướm tay gạt

Van bướm có các loại như van bướm tay quay, tay gạt hoặc có gắn bộ điều khiển. Trong đó, van bướm có gắn bộ điều khiển là loại van có cấu tạo thêm một hộp tín hiệu điện, kết nối với trung tâm điều khiển để thông báo tình trạng đóng mở cửa van nhằm thực hiện tự động cấp nước cho hệ thống PCCC.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Bướm

Ở trạng bình thừng, đĩa van của van bướm nằm song song với thân van, chắn ngang dòng chảy lưu chất. Khi tác động lực vào thiết bị điều khiển tay gạt, tay quay, lực tác động truyền đến trục và đĩa van, khiến đĩa van xoay theo góc mở. Khi đó, cửa van đã được mở cho phép dòng lưu chất chảy qua van. Lưu lượng dòng chảy tùy thuộc vào góc mở của đĩa van.

Ứng Dụng Của Van Bướm

Van bướm thường được lựa chọn và ứng dụng trong:

  • Hệ thống dây chuyền nhà máy sản xuất.
  • Hệ thống cấp thoát nước sạch và nước thải
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà

Ngoài ra, van bướm còn có thể kết hợp với các động cơ điện và khí nén một cách dễ dàng.

Van An Toàn

Van an toàn là một loại van dùng để điều chỉnh áp suất trong hệ thống đường ống dẫn hoặc bồn chứa các loại lưu chất. Loại van này thuộc nhóm van điều chỉnh áp suất.

Van an toàn hoạt động ở 3 trạng thái là trạng thái cân bằng, trạng thái mở hoàn toàn và trạng thái đóng hoàn toàn. Trạng thái cân bằng của van an toàn tức là với bất kỳ lực đóng vào lò xo hay áp suất quay ngược nào, van đều ở trạng thái cân bằng. Khi công suất ở áp suất vượt quá áp suất xác định, van sẽ mở và trạng thái này gọi là trạng thái mở hoàn toàn. Cuối cùng, van ở trạng thái đóng hoàn toàn tức là khi không có rò rỉ, lực đóng vượt quá lực mở.

Các loại van an toàn

Các loại van an toàn

Phân Loại Van An Toàn Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Van An Toàn

Nhiệm vụ chính của van an toàn là bảo vệ hệ thống đường ống, bồn chứa hoặc các thiết bị khác phía sau để tránh khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức nhằm phòng tránh hiện tượng gây nổ, hư hại hệ thống đường ống, ảnh hưởng các thiết bị liên quan. Van an toàn chia làm hai loại: van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp.

Mỗi loại van an toàn sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, cụ thể như sau:

Van An Toàn Tác Động Trực Tiếp

Van an toàn tác động trực tiếp được cấu tạo bởi pittong, thân van, lò xo, đĩa lò xo và vít điều chỉnh lò xo.

Van an toàn tác động trực tiếp  hoạt động dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác động lên nút van hoặc pittong. Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả của van thì pittong ở vị trí đóng hoàn toàn. Khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả định mức thì pottong sẽ dịch chuyển và van an toàn mở ra; lúc này, lưu chất được xả qua van tới khi áp suất đầu vào van hạ xuống trở về mức áp suất xả định mức của van.

Van An Toàn Tác Động Gián Tiếp

Van an toàn tác động gián tiếp có cấu tạo gồm van chính có pittong đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ, van phụ có pittong đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn.

Loại van này hoạt động dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác dụng lên pittong.

Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả định mức của van phụ thì van phụ và va van chính cùng đóng, áp suất trong khoang chính bằng áp suất đầu vào van phụ.

Khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất định mức của van phụ thì van phụ sẽ mở cho lưu chất đi qua về bể hoặc bồn chứa; áp suất trong khoang van chính bằng áp suất xả định mức.

Trường hợp áp suất đầu vào tiếp tục tăng thì hiệu suất giữa áp suất đầu vào và áp suất định mức của van phụ cũng tăng cho đến khi lực tác động của hiệu áp suất này thắng lực đàn hồi của lò xo van chính thì van chính sẽ mở cho lưu chất qua van chính về bể chứa.

Ứng Dụng Van An Toàn

Van an toàn được sử dụng rộng rãi trong nồi hơi, xe tăng xăng dầu hoá lỏng hoặc xe tăng ga xăng dầu hoá lỏng, giếng dầu, thiết bị tạo hơi nước, đường ống áp lực cao, ống áp lực, bình áp lực …

Van Xả Tràn (Deluge Valve)

Van xả tràn là một thiết bị thủy lực có chức năng điều khiển áp suất đầu vào. Nếu được lắp đặt trong hệ thống chữa cháy, khi có đám cháy, đầu cảm ứng sẽ truyền tín hiệu đến tủ trung tâm, tủ trung tâm sẽ tiếp tục gửi tín hiệu đến van xả tràn. Lúc này, van sẽ tự động mở và xả nước cấp cho toàn bộ đầu phun sprinkler đã mở sẵn.

Cấu Tạo Van Xả Tràn

Van xả tràn có cấu tạo bao gồm thân van, cánh van, đế van và lọc với hai kiểu truyền gửi tín hiệu.

Van xả tràn ARV

Van xả tràn ARV

Nguyên Lý Hoạt Động Van Xả Tràn

Về mặt nguyên lý hoạt động, van xả tràn không khác gì van an toàn, nhưng cấu trúc lại thay đổi. Thay vì ở trạng thái đóng và chỉ mở khi áp suất tại nhánh lắp van đặt áp suất định mức như van an toàn; van xả tràn luôn ở trạng thái mở, liên tục rót chất lỏng về thùng chứa để đảm bảo sáp suất đầu vào của van không đổi.

Van xả tràn trong hệ thống phòng cháy chữa cháy có 2 kiểu truyền tín hiệu, thứ nhất là phương pháp cơ học thông qua sự vận động của dòng chảy tác động của dòng chảy làm cho chuông báo chảy kêu. Thứ 2 là kiểu truyền tín hiệu bằng phương pháp điện học, thông qua áp lực nước của dòng chảy gửi tín hiệu đến chuông.

Ứng Dụng Van Xả Tràn

Van xả tràn là thiết bị bắt buộc đối với mạch thủy lực điều khiển bằng van tiết lưu. Chúng thường được lắp đặt song song với máy bơm để đảm bảo áp suất của đầu ta máy bơm luôn không đổi.

Van Báo Động (Alarm Valve)

Van báo động có chức năng giống van 1 chiều dùng để báo động khi có hiện tượng hỏa hoạn xảy ra. Van báo động có cấu tạo thân van giống van 1 chiều, ngoài ra trên van có 2 đồng hồ đo áp suất kèm chuông báo động và công tắc áp suất.

Van báo động Tyco

Van báo động Tyco

Cấu Tạo Van Báo Động

Van báo động cấu tạo bao gồm thân van, đồng hồ đo áp suất, chuông nước và công tắc áp suất.

  • Thân van là loại van một chiều, có tác dụng điều hướng dòng chảy; nó đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết với các bộ phận khác của van.
  • Đồng hồ đo áp suất: gồm 2 cái, có tác dụng kiểm soát áp suất 2 chiều, một chiều từ van báo động đến đầu phun nước sprinkler, một chiều từ van trở về hệ thống máy bơm.
  • Công tắc dòng chảy nằm tại cánh van, giúp báo cho người dùng hệ thống đang đóng hay mở qua công tắc
  • Chuông báo động cũng nằm ở cánh van, có vai trò giám sát dòng nước chảy qua van và phát ra tiếng chuông báo động.

Nguyên Lý Hoạt Động Van Báo Động

Khi xảy ra hỏa hoạn, nhiệt độ của đám cháy đạt đến một ngưỡng cài đặt thì bình thủy ngân trong đầu phun sprinkler sẽ nổ. Lúc này sự chênh lệch áp suất trong van sẽ rất lớn, máy bơm bù áp sẽ hoạt động. Lúc này, van báo động sẽ được mở và kích hoạt chuông báo động; công tắc áp suất sẽ gửi tín hiệu về tủ báo cháy.

Ứng Dụng Van Báo Động

Van báo động được lắp đặt trên đường ống để cảnh báo khi có sự cố nguy hiểm sắp xảy ra. Loại van 1 chiều này có khả năng tự động kích hoạt để phát tín hiệu cấp đến các đầu phun nước dập lửa, đầu báo cháy, tín hiệu kích hoạt van báo động,…

Van Một Chiều

Van một chiều là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn, cho phép dòng chất khí- lỏng đi qua theo 1 hướng nhất định và ngăn cản dòng chảy theo hướng ngược lại.

Van một chiều

Van một chiều

Cấu Tạo Van Một Chiều

Van một chiều có cấu tạo chính gồm phần tử trượt (chẳng hạn như cửa xoay), mặt đế đỡ, phần tử trợ lực (chẳng hạn lò xo, then,…)

Phân Loại Van Một Chiều Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Một Chiều

Tùy theo từng loại van một chiều mà chúng sẽ có nguyên lý làm việc khác nhau, cụ thể như sau:

Van Một Chiều Lá Lật

Van một chiều lá lật là loại van có cửa van gắn với thân van bằng hệ thống bản lề. Khi có dòng chảy lưu chất đi qua van, lực đẩy dòng lưu chất hiến cửa van mở ra và cho phép chất lỏng đi qua.

Khi ngắt dòng lưu chất qua van, trọng lượng của cửa van khiến van đóng lại, làm kín và ngăn không cho dòng chảy chảy ngược lại.

Van Một Chiều Cối

Van một chiều cối là loại van có đĩa van có thể trượt lên, trượt xuống theo cơ cấu thân van, qua đó chúng cho phép hoặc không cho phép dòng chảy đi qua van.

Cụ thể như sau:

  • Khi dòng lưu chất qua van từ cửa vào, lực đẩy của dòng lưu chất đẩy đĩa van trượt lên và cho phép dòng lưu chất đi qua van.
  • Khi ngắt dòng lưu chất, do trọng lượng đĩa van tác động, đĩa van trượt về vị trí đóng ban đầu và ăn khớp với bộ đệm kín; không cho dòng chảy chảy ngược lại.
Van Một Chiều Lò Xo

Van một chiều lò xo có đĩa van được gắn lò xo cố định trong thân van. Khi dòng chảy đi qua van từ cửa vào, lực đẩy dòng lưu chất tác động lên đĩa van, khiến đĩa van ép chặt lò xo và cho phép dòng chảy qua van.

Van một chiều lò xo

Van một chiều lò xo

Khi ngắt dòng lưu chất, lực hồi lò xo đẩy đĩa van về vị trí đống, ép sát vào bộ phận đệm và không cho dòng lưu chất chảy ngược lại.

Van Một Chiều Cánh Bướm

Van một chiều cánh bướm còn có tên gọi khác là van một chiều cửa đôi. Loại van này có 2 cánh van dạng cánh bướm. Khi có dòng chảy đi qua van từ cửa vào, lực đẩy sẽ tác động lên hai cánh van khiến chúng mở ra để khí/ nước qua van.

Khi ngắt dòng chảy đi vào, lực hồi lò xo khiến 2 cánh van khép lại, về vị trí đóng ban đầu và ngăn không cho khí/ nước chảy ngược lại.

Ứng Dụng Van Một Chiều

Van một chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa,… Bên cạnh đó, van một chiều còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất khí- lỏng khi có sự rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.

Van Xả Khí

Van xả khí được làm bằng đồng nối ren hoặc bằng vật liệu gang có tác dụng xả lượng khí thừa ra hệ thống đường ống.

Cấu Tạo Van Xả Khí

Van xả khí có cấu tạo gồm 5 thành tố chính, bao gồm thân van, nắp van, bóng phao, lỗ khí và cửa van.

Van xả khí

Van xả khí

Nguyên Lý Hoạt Động Van Xả Khí

Khi chất lỏng đi qua đường ống qua quá trình va đập tạo ra bọt khí phát sinh trong lòng ống dần tích tụ lớn thành những mảng lớn đẩy lên phía trên đỉnh ống, đi xuyên qua khe phao ra ngoài.

Phao van có nhiệm vụ đóng khi nước tràn lên và đẩy phao bít lại lỗ thông khí không cho nước thoát ra ngoài.

Ứng Dụng Van Xả Khí

Van xả khí được ứng dụng cho các hệ thống sản xuất, phòng cháy chữa cháy, lò hơi, nhà máy, viện hóa học, hệ thống lanh, viện hóa chất,…

Van Phao

Van phao hay van phao bi là loại van được sử dụng để tắt dòng chảy của chất lỏng, thường là nước, ở một mức đã được xác định trước.

Cấu Tạo Van Phao

Van phao được cấu thành từ 3 bộ phận chính bao gồm: van, thân và thiết bị phao. Trong một số ứng dụng, van phao sẽ có thêm cần trục để điều chỉnh khi dòng nước bị tắc. Phao của van hao thường có hình tròn và chứa đầy không khí bên trong.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Phao

Do phao của van có không khí được bơm đầy bên trong nên nó nổi và trôi trên mặt nước. Khi nước được giải phóng khỏi bể/ bồn dự trữ, thiết bị phao sẽ rơi xuống và mở van. Van sẽ vẫn mở cho đến khi thiết bị phao nổi được nâng lên đến một mức xác định khi lượng nước tăng lên. Sau đó, van sẽ được đóng lại và nguồn nước không được thêm vào bồn chứa nữa.

Van phao Shinyi

Van phao Shinyi

Ứng Dụng Van Phao

Van phao được sử dụng ở hầu hết các bể chứa nước của các hộ gia đình, chung cư cao tầng, tòa nhà thương mại, hệ thống phòng cháy chữa cháy đường ống ướt ở Việt Nam.

Rọ Hút/ Van Rọ Hút

Van rọ hút được sử dụng kết hợp với máy bơm để duy trì áp lực trong hệ thống ống nước và đảm nhiệm vai trò giữ lại các chất rắn có thể bám trên các công trình; hiểu đơn giản là ngăn lại chất cặn rác lẫn trong nước  hoặc chất lỏng nói chung.

Cấu Tạo Của Rọ Hút

Rọ hút hay van rọ hút/ chân van là sự kết hợp của một van một chiều và một phận rọ lọc rác (lưới mắt cáo ngăn rác).

Nguyên Lý Hoạt Động Của Rọ Hút

Một máy bơm hút chất lỏng vào bộ lọc (rọ hút) của van chân và thông qua hệ thống van van một chiều. Bởi vì van một chiều được sự hỗ trợ của lò xo phản ứng với áp lực liên tục, van đóng nhanh chóng khi bơm ngừng, giữ chất lỏng trong ống và bơm trước khi dòng chảy ngược có thể xảy ra. Mục đích là giúp ngặn chặn lại chất lỏng, tránh chảy ngược và đảm bảo áp lực của máy bơm như đã đề cập ở trên.

Van rọ hút Shinyi

Van rọ hút Shinyi

Ứng Dụng Van Rọ Hút

Van rọ hút thường được sử dụng trong các giếng nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy đường ống ướt- nơi cần bơm chất lỏng từ khu vực giữa chất lỏng ở mức thấp hơn lên khu vực cao hơn.

Y Lọc

Y lọc là thiết bị được sử dụng trong hệ thống đường ống có tác dụng loại bỏ chất lạ khỏi đường ống giúp bảo vệ các thiết bị như máy bơm, đồng hồ, van và các thiết bị cơ khí khác,…

Cấu Tạo Y Lọc

Y lọc có cấu tạo gồm 2 phần chính bao gồm phần thân và phần lọc rác. Phần thân y lọc chủ yếu được làm từ đồng, gang, thép, inox; lưới lọc thường được làm bằng inox không gỉ, đặt nghiêng một góc 45 độ.

Cấu tạo y lọc

Cấu tạo y lọc

Nguyên Lý Hoạt Động

Y lọc thường được lắp đặt cố định trên đầu vào của van giảm áp, van xả và van điều khiển, van cầu,… khi nước chảy qua, phần lọc rác của y lọc sẽ giữ lại các chất cặn, bẩn có trong dòng nước.

Ứng Dụng Của Y Lọc

Y lọc được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí để làm sạch dầu hắc ín, chất keo và các chất liệu khác khỏi sản phẩm.

Nó cũng được sử dụng để giữ cho tháp làm mát và nồi hơi của các tòa nhà thương mại không bị cặn rỉ rơi vào trong nước.

Ngoài ra, y lọc còn được sử dụng trong hoạt động sản xuất hóa chất, ngành công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất thực phẩm và các hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Van Công Nghiệp

Tiêu chuẩn kỹ thuật van công nghiệp được xác định theo TCVN 9441:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 153 Van công nghiệp biên soạn.

Tiêu chuẩn này sẽ đưa ra những yêu cầu tiêu chuẩn, kết hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể, thử nghiệm trên vỏ van, thử độ kín, các điều kiện liên quan đến thử áp lực,…để đảm bảo sản phẩm an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, TCVN 10828:2015– Van kim loại dùng cho hệ thống ống lắp bích- Kích thước mặt đến mặt và tâm đến mặt, TCVN 10830:2015– Van bướm kim loại và công dụng cũng là các tiêu chuẩn khác được sử dụng để đánh giá và lựa chọn các loại van.

Kích thước mặt đến mặt, tâm đến mặt

Theo TCVN 10828:2015, kích thước cơ bản mặt đến mặt hoặc tâm đến mặt có thể dùng theo yêu cầu với các mặt bích có các kích thước lắp nối phù hợp với ISO 2084 hoặc ISO 2229.

Kích thước mặt đến mặt và tâm đến mặt của các loại van công nghiệp được xác định dựa trên bảng 1, TCVN 10828:2015.

Xác định kích cỡ danh nghĩa, kích thước mặt đến mặt và áp suất làm việc lớn nhất của vav tại 20 độ C cho gang đúc graphit dạng phiến mỏng tại bảng 2, TCVN 10828:2015.

Xác định kích thước mặt đến mặt của van cổng tại bảng 3; van bướm bích kép và van bướm một chiều bích kép tại bảng 4 và van bướm tấm mỏng và van bướm tấm mỏng một chiều tại bảng 5, TCVN 10828:2015.

Bảng 6, TCVN 10828:2015 cho biết kích thước mặt đến mặt của van nút và van bi.

TCVN 10830:2015 quy định:

  • Van bướm phải được thiết kế hoặc ở dạng đĩa đồng tâm, hoặc ở dạng đĩa lệch tâm. Độ lệch tâm có thể là đơn, gấp đôi hoặc gấp 3.
  • Van ký hiệu PN phải có các lỗ bu lông phù hợp với phần tương ứng của EN 1092-1, EN 1092-2EN 1092-3.
  • Van được ký hiệu theo Cấp phải có các lỗ bu lông phù hợp với ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 hoặc ASME B16.47 cho NPS > 24.

Theo điều 6.1, TCVN 10830:2015, thân van phải được làm bằng các vật liệu:

Thân van có thể được phủ hoàn toàn hoặc từng phần bằng elastome, polime hoặc vật liệu composit như được nêu trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

TCVN 10830:2015, điều 6.2 quy định đĩa van phải được làm từ:

  • Thép không gỉ;
  • Thép cho bình áp suất phù hợp với ISO 3755, ISO 4991, ISO 9327-1, ISO 9327-2, ISO 9327-3, ISO 9327-4, ISO 9327-5, ISO 9328-1, ISO 9328-2, ISO 9328-3, ISO 9328-4, ISO 9328-5, EN 12516-1 hoặc ASME B16.34;
  • Gang phù hợp với ISO 185, ISO 1083, ISO 5922, EN 12516-4, ASME B16.1 hoặc ASME B16.42;
  • Hợp kim đồng phù hợp với ISO 7005-3, EN 12516-4 hoặc ASME B16.24.

Đĩa van có thể được phủ hoàn toàn hoặc từng phần bằng elastome, polime hoặc vật liệu composit như được nêu trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Vật liệu làm trục van được quy định trong điều 6.3, TCVN 10830:2015:

  • Thép không gỉ;
  • Hợp kim đồng.

Theo điều 6.4, TCVN 10830:2015, mặt tựa van phải được làm từ các vật liệu sau đây:

  • Đàn hồi;
  • Polime hoặc composit;
  • Kim loại.

Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Công Nghiệp

Việc bảo trì, bảo dưỡng van công nghiệp là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo van luôn hoạt động ổn định, tránh các sự cố hỏng hóc phát sinh.

Tùy theo từng loại van cũng như môi trường và chế độ làm việc mà thời gian và phương pháp bảo dưỡng các loại van công nghiệp cũng khác nhau.

Yêu Cầu Chung Về Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Công Nghiệp

Nhìn chung, tất cả các loại van công nghiệp đều cần tra dầu thường xuyên và tay gạt, tay quay để đảm bảo không bị kẹt khi điều khiển.

Phải kiểm tra các gioăng làm kín có đảm bảo chất lượng cũng như có hiện tượng rò rỉ nước, khí ra ngoài hay không. Cùng với đó, chúng ta phải kiểm tra các đĩa van, thân van sau quá trình hoạt động để đảm bảo chúng đóng kín hoàn toàn.

Về cơ bản, việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì van công nghiệp thường được thực hiện theo 3 bước chính:

  • Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van.
  • Sử dụng chất lỏng/ khí để kiểm tra điều kiện hoạt động của van.
  • Kiểm tra độ kín của van.

Phương Pháp Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Công Nghiệp

Có 2 phương thức bảo dưỡng van công nghiệp thông dụng, bao gồm:

Bảo dưỡng van công nghiệp theo định kỳ

Trong quá trình hoạt động, tủy theo chất lượng và hoạt động của từng loại van mà van công nghiệp có thể bị hao mòn, giảm chất lượng cần được thay thế sau một khoảng thời gian nhất định.

Vì thế, van phải được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ theo tiêu chuẩn được đưa ra từ sự tính toán của kỹ sư lắp đặt.

Bảo dưỡng van công nghiệp theo tình trạng van

Đây là cách bảo dưỡng van công nghiệp thụ động, tùy theo tình trạng cụ thể của van. Khi nhận thấy các chi tiết của van có bất thường từ việc quan sát bằng mắt  hoặc dụng cụ kiểm tra, chúng ta cần thay thế bộ phận hoặc chi tiết đó.

Việc bảo dưỡng van công nghiệp theo tình trạng là cách làm thụ động, đôi khi thiếu chính xác, vì vậy chúng ta cần kết hợp bảo dưỡng van định kỳ theo khuyến cáo của kỹ sư.

Các Thương Hiệu Sản Xuất Van Nổi Tiếng

Thiết bị van công nghiệp đa dạng từ chủng loại, công dụng cho đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và giá thành khác nhau. Dưới đây là một số nguồn gốc van công nghiệp uy tín, phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:

Van Shinyi

Van công nghiệp Shinyi

Van công nghiệp Shinyi

Van Shinyi là thương hiệu hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, thành lập năm 2005 mang tên Công Ty Cổ Phần Van Shin Yi có nhà máy và văn phòng đặt tại Đồng Nai.

Trải qua hơn 1 thập kỷ với nhiều cải tiến và nâng cấp dây chuyền – công nghệ, van Shin Yi đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này có khả năng sản xuất hoàn chỉnh các dòng sản phẩm van nước công nghiệp.

Đọc thêm: Van Shinyi

Van ARV

Van ARV Malaysia là thương hiệu van nổi tiếng với chất lượng và thương hiệu trên thế giới. Van ARV Malaysia chuyên cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy cùng các phụ kiện đi kèm đủ chủng loại, kích thước với đa dạng các thiết bị như van bướm, van xả khí, van xả tràn,…

Hiện nay, có rất nhiều công ty nhập khẩu trực tiếp các loại van ARV mà khách hàng có thể tham khảo về chất lượng và giá thành để dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn các thiết bị được bảo hành chính hàng 12 tháng, sản phẩm có đầy đủ chứng chỉ CO/CQ và Catalogue, được sản xuất theo tiêu chuẩn ANSI, DIN, BS, JIS, ASTM.

Đọc thêm: Van ARV

Van Tyco

Tyco là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy với nhiều thập kỷ hình thành và phát triển. Tyco có nguồn gốc xuất xứ từ Anh – Mỹ với đầy đủ các sản phẩm trong đó có van công nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

Các sản phẩm Tyco đều đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như UL, C-UL, FM, VdS, NYC và là sự lựa chọn tin cậy cho người sử dụng.

Đọc thêm: Van Tyco

Van Viking

Van Viking là sản phẩm của Tập đoàn Viking (Mỹ) đạt tiêu chuẩn UL & FM. Trong gần 100 năm, cái tên Viking vẫn luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Hiện nay có rất nhiều công ty nhập khẩu trực tiếp các thiết bị Van công nghiệp từ Viking đảm bảo chất lượng mà bạn có thể lựa chọn.

Đọc thêm: Van Viking

Van Protector

Van công nghiệp Protector

Van công nghiệp Protector

Tập đoàn Protector xuất xứ từ Đài Loan là một nhà sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy hàng đầu tại Đài Loan và được công nhận bởi tiêu chuẩn ISO 9001, UL được liệt kê và phê duyệt FM.

Đọc thêm: Van Protector

Van Trung Quốc

Van Trung Quốc là các thiết bị van đa dạng đủ các loại: van xả tràn, van báo cháy, van góc, van xả khí,….đầy đủ các kích thước từ DN50, DN65, DN80 DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300…. Đến DN1400. Van Trung Quốc có ưu điểm đa dạng và có giá thành tốt so với những loại van nhập khẩu.

Đọc thêm: Van Trung Quốc

Thiết bị van công nghiệp là một thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống chữa cháy của mỗi công trình, là một trong những thiết bị đảm bảo sự an toàn của con người khi xảy ra sự cố. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm loại van công nghiệp chất lượng với giá thành hợp lý, hãy liên hệ ngay với Chữa cháy Phúc Thành. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và cung cấp sự lựa chọn tốt nhất cho công trình của bạn!

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các thiết bị phòng cháy chữa cháy hữu ích khác như:

0967524114

Zalo

Zalo

Tawk To

Tawk To