Đèn sự cố

Đèn sự cố hay đèn chiếu sáng sự cố, đèn khẩn cấp là thiết bị sử dụng nguồn điện dự trữ của chính nó và tự động bật khi tòa nhà gặp sự cố mất điện. Nó được sử dụng tại những nơi quan trọng để đảm bảo mọi hoạt động của con người vẫn diễn ra bình thường, hoặc những nơi cần phân tán người để tránh xảy ra tai nạn như lối thoát hiểm, biển báo, lan can, hành lang, lối rẽ, cầu thang.

Cấu Tạo Của Đèn Sự Cố

Đèn Sự Cố Sunca

Đèn Sự Cố Sunca

Đèn sự cố được cấu thành từ nhiều cụm đèn LED cường độ cao; tất cả các cụm đèn led đều có một số loại thiết bị đi kèm có tác dụng tập trung và tăng cường ánh sáng mà đèn tạo ra.

Những thiết bị tập trung và tăng cường ánh sáng này có thể ở dạng một tấm nhựa che trên vật cố định hoặc một tấm phản xạ được đặt phía sau nguồn sáng.

Mỗi cụm đèn đều có khả năng quay và nhắm vào nơi cần ánh sáng nhất trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như hướng ra lối thoát hiểm.

Các hệ thống đèn sự cố hiện đại được vận hành với điện áp tương đối thấp, thường chỉ từ 6 đến 12V. Điều này vừa làm giảm kích thước của pin dự phòng vừa giảm tải áp lực đến mạch điện mà đèn khẩn cấp được nối dây.

Đèn sự cố có thêm một máy biến áp nhỏ trong đế của vật cố định có vai trò làm giảm điện áp từ dòng điện chính xuống điện áp theo yêu cầu của đèn.

Pin của đèn sự cố thường được làm từ chì axit có tuổi thọ lên đến 10 năm trở lên khi sạc liên tục.

Các Loại Đèn Sự Cố

Đèn Sự Cố Kentom

Đèn Sự Cố Kentom

Đèn sự cố có thể được phân loại theo tiêu chí màu sắc ánh sáng hoặc mục đích sử dụng, cụ thể như sau:

Phân Loại Đèn Sự Cố Theo Màu Sắc Ánh Sáng

Khi chia theo màu sắc ánh sáng, chúng ta có 2 loại đèn chiếu sáng sự cố bao gồm:

  • Đèn sự cố ánh sáng trắng thường được sử dụng trong chiếu sáng nội bộ cho khu vực làm việc, học tập thay thế nguồn sáng điện lưới bị mất do sự cố mất điện.
  • Đèn sự cố ánh sáng vàng do tính chất ánh sáng có thể nhìn thấy được trong khói đen khi xảy ra cháy nổ nên được lắp đặt tại các lối thoát hiểm, cầu thang, hành lang, nhà kho,…

Phân Loại Đèn Sự Cố Theo Mục Đích Sử Dụng

Trong khi đó, chia theo cách thức, mục đích sử dụng, chúng ta có:

Đèn sự cố chiếu sáng thoát hiểm khẩn cấp

Một phần của chiếu sáng khẩn cấp cung cấp ánh sáng để mọi người có thể rời khỏi khu vực sự cố hoặc cố gắng giải quyết tình huống nguy hiểm trước khi sơ tán khỏi khu vực đó.

Chúng được sử dụng và lắp đặt trong hệ thống thoát hiểm giúp mọi người tìm thấy lối thoát nạn và sơ tán khỏi tòa nhà khi xuất hiện sự cố cháy nổ, động đất,….

Đèn sự cố chiếu sáng khu vực làm việc rủi ro cao

Phần của chiếu sáng khẩn cấp được cung cấp để đảm bảo an toàn cho người liên quan trong một quy trình hoặc một tình huống nguy hiểm có khả năng xảy ra và đảm bảo các quy trình tắt nguồn đúng để an toàn cho người vận hành và những người có mặt trong khu vực đó.

Đèn sự cố chiếu sáng dự phòng

Phần của đèn chiếu sáng khẩn cấp cho phép con người tiếp tục thực hiện các hoạt động bình thường mà không có sự thay đổi đáng kể.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Đèn Sự Cố

Đèn Sự Cố Chống Nổ

Đèn Sự Cố Chống Nổ

Trong điều kiện bình thường (không mất điện, không có cháy nổ,…), đèn sự cố sẽ hoạt động ở chế độ sạc pin. Việc sạc pin diễn ra liên tục đến khi nguồn dự phòng đầy thì sẽ tự tắt.

Khi mất điện, đèn sự cố sẽ tự động sáng. Đèn sẽ sáng một hay hai bóng là do cài đặt của người quản lý.

Sau khi nguồn điện dự phòng được sử dụng, thời điểm có điện trở lại, đèn sẽ tự động quay về chế độ sạc ban đầu và ngắt khi đầy.

Đèn sự cố có khả năng hoạt động liên tục trong nhiều giờ, ngay cả khi mất điện hoặc có sự cố xảy ra. Nguồn điện cung cấp cho đèn là nguồn AC 220V, được chuyển đổi sang nguồn 12V bằng biến áp và chuyển đổi AC sang nguồn điện một chiều DC bằng cầu chì.

Để có thể hoạt động khi mất điện và sự cố, đèn sự cố phải sử dụng loại pin có khả năng sạc được với nguồn 220V.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Về Đèn Sự Cố

Đèn Sự Cố Roman

Đèn Sự Cố Roman

Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7722-2-22:2013 về Đèn điện- Phần 2-22: Yêu cầu cụ thể- Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp quy định:

(1) Trong khi được nối với nguồn cung cấp mang điện, đèn điện khẩn cấp độc lập phải có cách ly đủ giữa nguồn bình thường và các phần mang điện trong mạch điện dùng để nạp pin/ắc qui. Khi có các phần mang điện để hở, có thể sử dụng cách điện kép, cách điện tăng cường, màn chắn nối đất hoặc các kỹ thuật tương đương khác.

(2) Ngoài ra, khi có các tiếp điểm để hở trong mạch nạp pin/ắc qui, phải sử dụng biến áp cách ly an toàn. Nếu sử dụng biến áp cách ly làm cách điện giữa nguồn cung cấp bình thường và mạch nạp pin/ắc qui, cách điện trong mạch nạp này tối thiểu phải là cách điện chính.

(3) Trong đèn điện khẩn cấp kết hợp được cấp nguồn tập trung, cách ly về điện giữa nguồn bình thường và nguồn khẩn cấp phải được đảm bảo bằng cách điện kép, cách điện tăng cường, màn chắn nối đất hoặc phương tiện tương đương khác.

(4) Đèn điện khẩn cấp độc lập phải có cơ cấu nạp pin/ắc qui từ nguồn cung cấp bình thường mà cơ cấu này phải nằm liền kề hoặc lắp trong đèn điện và có cơ cấu chỉ thị nhìn thấy được trong sử dụng bình thường, ví dụ bóng đèn, để chỉ ra các tình trạng sau:

  • Pin/ắc qui đang được nạp;
  • Sự liên tục của mạch điện tồn tại thông qua sợi đốt vonfram của chiếu sáng khẩn cấp khi thích hợp.

(5) Đi dây bên trong và mạch điện tử trong điều kiện khẩn cấp độc lập phải được bảo vệ khỏi dòng phóng điện quá mức có thể xuất hiện trong điều kiện sự cố bằng cách lắp cơ cấu an toàn giữa pin/ắc qui và mạch điện tử.

(6) Trong đèn điện khẩn cấp độc lập, không được có cơ cấu đóng cắt không phải loại cơ cấu chuyển đổi giữa pin/ắc qui và các bóng đèn chiếu sáng khẩn cấp.

(7) Trong đèn điện khẩn cấp độc lập, việc hỏng một chiều hoặc nhiều bóng đèn chiếu sáng khẩn cấp không được làm gián đoạn dòng điện nạp cho pin/ắc qui và không được gây ra quá tải có thể ảnh hưởng đến hoạt động của pin/ắc qui.

(8) Tất cả các đèn điện khẩn cấp độc lập sử dụng bộ pin/ắc qui chì-axit, và đèn điện khẩn cấp độc lập sử dụng bộ pin/ắc qui có ba ngăn niken cadmi trở lên nối nối tiếp, phải được bảo vệ chống đảo ngược cực tính của từng ngăn.

(9) Hoạt động của đèn điện khẩn cấp độc lập ở chế độ khẩn cấp không được bị ảnh hưởng bởi ngắn mạch, chạm đất hoặc gián đoạn trong hệ thống đi dây của nguồn cung cấp bình thường.

(10)  Hoạt động của đèn điện khẩn cấp độc lập có phương tiện chặn từ xa ở chế độ khẩn cấp không được bị ảnh hưởng bởi ngắn mạch hoặc chạm đất trong hệ thống đi dây của cơ cấu điều khiển từ xa.

(11) Hoạt động của cơ cấu điều khiển từ xa đối với đèn điện có chế độ nghỉ hoặc phương tiện chặn từ xa được cung cấp cùng với đèn điện phải độc lập với pin/ắc qui của đèn điện và nguồn cung cấp bình thường.

TCVN 3890: 2009– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng quy định:

  • Đèn sự cố phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 2 giờ.
  • Đèn sự cố phải được lắp đặt, bố trí ở vị trí dễ quan sát, chỉ dẫn lối đi, lối rẽ, cầu thang thoát nạn. Vị trí lắp đặt giữa các đèn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30 mét

Các Thương Hiệu Đèn Sự Cố Uy Tín Tại Việt Nam

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo các loại đèn sự cố sau:

Đèn Sự Cố Paragon

Đèn Sự Cố Paragon

Đèn Sự Cố Paragon

Đèn sự cố Paragon là sản phẩm của công ty Minh Hưng Long- một đơn vị có 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị chiếu sáng tại Việt Nam.

Đèn sự cố Paragon có khả năng kích hoạt tự động bật sáng đèn khi có sự cố mất điện với thời gian hoạt động trên 2 giờ chiếu sáng. Vỏ nhựa đèn nguyên chất cao cấp, cách điện, chống ẩm nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Tham khảo: Đèn sự cố Paragon

Đèn Sự Cố Kentom

Đèn sự cố Kentom được sản xuất bởi Công ty TNHH Đồng Bằng (Việt Nam)- đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các loại đèn điện cũng là một trong những dòng sản phẩm chất lượng cao được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Đèn sự cố Kentom được thiết kế với công nghệ thông minh tự động bật sáng khi hệ thống điện không tín hiệu, yếu tố này giúp người dùng đảm bảo được hoạt động bình thường của mình.

Tham khảo: Đèn sự cố Kentom

Đèn Sự Cố Roman

Đèn sự cố Roman là sản phẩm đến từ Công ty Cổ phần Tam Kim- đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị chiếu sáng với các thương hiệu uy tín như Roman- Sunmax.

Đèn sự cố Roman có thân đèn bằng nhựa tốt sử dụng nguồn sáng LED, hiệu suất cao, tiêu tốn ít điện năng. Không chỉ thế, đèn chiếu sáng khẩn cấp Roman còn có thời gian chiếu sáng dự phòng là 120 phút trong khi thời gian nạp đầy chỉ 20 giờ.

Tham khảo: Đèn sự cố Roman

Đèn Sự Cố Rạng Đông

Đèn Chiếu Sáng Sự Cố Rạng Đông

Đèn Chiếu Sáng Sự Cố Rạng Đông

Đèn sự cố Rạng Đông của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông- đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường,…

Đèn sự cố Rạng Đông có vỏ ngoài làm từ chất liệu hợp kim cao cấp có độ bền cao. Ngoài ra, so với những loại đèn sự cố khác có thời gian khởi động lâu, đèn sự cố Rạng Đông chỉ mất khoảng 0,5 giây để khởi động đèn mang lại hiệu quả cao trong phát sáng.

Dòng sản phẩm này có độ an toàn cao, hoàn toàn không chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Tham khảo: Đèn sự cố Rạng Đông

Đèn Sự Cố Sunca

Đèn sự cố Sunca là dòng sản phẩm đến từ Trung Quốc với kiểu dáng sang trọng; sử dụng tiện lợi, có thể xách tay hoặc treo tường; có mạch bảo vệ ắc quy nhằm gia tăng tuổi thọ của bóng đèn. Đèn sự cố Sunca sử dụng 2 bóng đèn với bảng điều khiển linh hoạt, dễ dàng sử dụng.

Tham khảo: Đèn sự cố Sunca

Ngoài các sản phẩm đèn sự cố đã kể trên, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số dòng sản phẩm chất lượng cao khác như:

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về đèn sự cố. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:

0967524114

Zalo

Zalo

Tawk To

Tawk To