Cuộn Vòi Chữa Cháy

Theo TCVN 5740: 2009, cuộn vòi chữa cháy hay vòi đẩy là đường ống dẫn nước mềm chịu áp lực cao được dệt từ sợi tổng hợp, bên trong có tráng cao su, được sử dụng để truyền chất chữa cháy đến khu vực đám cháy để dập tắt lửa.

Lịch Sử Vòi Chữa Cháy

Cho đến thế kỷ 19, hầu hết các đám cháy đều được dập tắt với nước được vận chuyển trong xô, chậu,.. Mãi đến cuối những năm 1860,  việc sử dụng vòi chữa cháy để vận chuyển nước từ máy bơm đến khu vực đám cháy mới trở nên phổ biến hơn (en.wikipedia.org).

Vòi Chữa Cháy Trong Phiên Bản Cũ

Cuộn Vòi Chữa Cháy Trong Qúa Khứ

Cuộn Vòi Chữa Cháy Trong Quá Khứ

Tại Amsterdam, Cộng hòa Hà Lan, Giám thị của đội cứu hỏa, Jan van der Heyden, và con trai của ông, Nicholas, đã tạo ra những vòi cứu hỏa đầu tiên vào năm 1673. Ban đầu, vòi chữa cháy dài 15 mét, được làm bằng da.

Đến khoảng những năm 1890, các cuộn vòi chữa cháy được làm bằng sợi lanh dệt bắt đầu được sử dụng thay thế cho các ống da. Loại vòi chữa cháy này nhẹ hơn; khi có nước, các sợi lanh này trở nên ẩm ướt, chúng phồng lên và làm cho các vòi trở nên kín nước. Nhưng vì không bền nên các vòi chữa cháy làm bằng sợi lanh nhanh chóng bị thay thế bằng các vòi chữa cháy làm bằng cao su. Những chiếc vòi chữa cháy này tiếp tục được sử dụng đến năm 1960.

Sau khi phát minh ra quá trình lưu hóa như một phương tiện để biến cao su thô thành một sản phẩm cứng hơn, hữu ích hơn, dịch vụ chữa cháy đã từ từ thay đổi vòi chữa cháy da cồng kềnh sang vòi chữa cháy không có lớp lót, sau đó sang vòi chữa cháy cao su nhiều lớp ống lót và cuối cùng là loại vòi chữa cháy được làm từ sợi tổng hợp bên trong có tráng cao su.

Cuộn Vòi Chữa Cháy Hiện Đại

Cuộn Vòi Chữa Cháy Hiện Đại

Cuộn Vòi Chữa Cháy Hiện Đại

Vòi chữa cháy hiện đại được làm dệt bởi nhiều loại vải tự nhiên và tổng hợp cùng chất đàn hồi ở được tráng bên trong (chủ yếu là cao su). Những chất liệu này cho phép vòi chữa cháy lưu trữ chất chữa cháy ướt mà không bị hỏng hóc, nó cũng có khả năng chống lại tác hại của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cùng hóa chất.

Vòi chữa cháy hiện đại cũng có trọng lượng nhẹ hơn so với những sản phẩm đời cũ và điều này giúp đội ngũ nhân viên cứu hỏa làm việc hiệu quả hơn.

Các thiết bị giúp loại bỏ không khí bên trong vòi chữa cháy cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khi sử dụng thiết bị loại bỏ không khí đó, vòi chữa cháy sẽ trở nên nhỏ hơn, do đó cho phép nhiều vòi chữa cháy được cuộn gọn và lưu trữ trong cùng một hộp đựng phương tiện chữa cháy.

Các Loại Cuộn Vòi Chữa Cháy

Hiện nay trên thị trường các bạn có thể tìm mua được rất nhiều loại vòi chữa cháy khác nhau bao gồm:

Vòi Chữa Cháy Thông Thường

Cuộn Vòi Chữa Cháy Tomoken

Cuộn Vòi Chữa Cháy Tomoken

Vòi chữa cháy thông thường là loại chúng ta thường thấy trong các hộp đựng phương tiện chữa cháy tại các tòa nhà. Nó có dạng một ống mềm, được bọc vải được sử dụng để đưa nước vào khu vực đám cháy để cứu hỏa.

Loại vòi này có đường kính bên trong từ 38 đến 76mm và được thiết kế để hoạt động ở áp suất lên đến 2.760kPa với chiều dài tiêu chuẩn là 15,24 mét.

Nếu bạn đang tìm mua các cuộn vòi chữa cháy chất lượng cao với giá thành hợp lý tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm sau:

Vòi Cung Cấp Nước Chữa Cháy

Vòi cung cấp chữa cháy là ống mềm có đường kính lớn, được sử dụng để đưa nước từ vòi nước xa đến bình chữa cháy hoặc để chuyển nước từ máy này sang máy khác ở khoảng cách xa,

Chúng có đường kính bên trong khoảng 89 đến 127mm và được thiết kế để hoạt động ở áp suất lên tới 2.070 kPa. Chiều dài tiêu chuẩn của nó là 30,48 mét.

Vòi Chữa Cháy Lâm Nghiệp

Vòi chữa cháy lâm nghiệp cũng có dạng một ống mềm, được sử dụng để chống cháy khu vực nhiều cỏ, cây cối, nơi cần loại vòi có trọng lượng nhẹ để có thể dễ dàng di chuyển trên địa hình dốc hoặc gồ ghề. Vòi chữa cháy lâm nghiệp có đường kính khoảng 25 đến 38mm và được thiết kế để làm việc ở áp suất lên tới 4.500 kPa. Nó có chiều dài tiêu chuẩn là 30,48 mét.

Vòi Chữa Cháy Tăng Cường

Vòi chữa cháy tăng cường là những ống cao su được bọc bằng cao su, có thành dày được sử dụng để chống lại các đám cháy nhỏ. Vòi chữa cháy tăng cường có đường kính 19 đến 25mm và được thiết kế để hoạt động trên áp suất lên đến 5.520 kPa với chiều dài tiêu chuẩn là 30,48 mét.

Cấu Tạo Cuộn Vòi Chữa Cháy

Cuộn Vòi Chữa Cháy Trung Quốc

Cuộn Vòi Chữa Cháy Trung Quốc

Cuộn vòi chữa cháy ở Việt Nam có cấu tạo cơ bản bao gồm: lớp định hình vòi, lớp chống thấm bên trong và một lớp bảo vệ bên ngoài.

Trước đây, bông là loại sợi tự nhiên được sử dụng nhiều nhất để làm lớp định hình vòi chữa cháy. Nhưng hầu hết các cuộn vòi chữa cháy hiện đại đều được làm từ sợi tổng hợp như sợi nylon hoặc polyester. Những loại sợi tổng hợp này có khả năng chống mài mòn tốt hơn.

Lớp chống thấm bên trong và lớp bảo vệ bên ngoài của cuộn vòi chữa cháy là cao su tổng hợp có khả năng chống lại hóa chất, nhiệt độ cao, ozon, tia cực tím, nấm mốc và sự mài mòn.

Ngoài ra, chất liệu sản xuất lớp bảo vệ bên ngoài có thể thay đổi để đáp ứng với nhu cầu cụ thể.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Của Cuộn Vòi Chữa Cháy

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cuộn vòi chữa cháy được quy định trong TCVN 5740:2009 về Phương tiện phòng cháy chữa cháy- Vòi đẩy chữa cháy- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su, cụ thể như sau:

  • Lớp vải bao vòi chữa cháy phải dệt từ sợi tổng hợp đã ổn định nhiệt, không thay đổi tính chất lý hóa do tác động của nhiệt.
  • Độ dài cuộn vòi chữa cháy phải bằng 20m ± 0,2m. Trong trường hợp cụ thể cho phép có độ dài ngắn hơn nhưng không được dưới 10 mét.
  • Chiều dày lớp cao su tráng cuộn vòi chữa cháy không được quá 1,5mm trên toàn bộ mặt cắt. Lớp cao su không được vá, chênh lệch chiều dày không quá 0,5mm.
  • Độ liên kết giữa lớp cao su và lớp vải bao của vòi chữa cháy là lực tách lớp cao su ra khỏi vòi chữa cháy. Độ bền liên kết cao su với lớp vải bao không nhỏ hơn 50N trên băng sợi có chiều rộng 50mm.
  • Mặt trong của lớp cao su phải có lớp phủ bột tan để chống dính.

Cách Sử Dụng Cuộn Vòi Chữa Cháy

Sử dụng vòi chữa cháy

Sử dụng vòi chữa cháy

Trong trường hợp phát hiện đám cháy trong tòa nhà, người chịu trách nhiệm cứu hỏa thực phải tiến hành dập tắt đám cháy bằng vòi chữa cháy theo các bước sau:

  • Nhanh chóng mang cuộn vòi chữa cháy từ hộp đựng phương tiện chữa cháy ra ngoài.
  • Trải cuộn vòi chữa cháy ra, lắp đầu vòi bơm vào khớp nối của dây cứu hỏa.
  • Kéo cuộn vòi cứu hỏa ra, sao cho không bị gấp khúc. Đưa đầu khớp của vòi cứu hỏa khác lắp vào khớp nối của vòi cứu hỏa trên.
  • Sau khi lắp xong, một người ra phía trước cầm đầu vòi bơm, người cầm phải cầm chắc bằng hai tay, để vòi nước tì vào các điểm gần nhất, cho đầu vòi hơi hướng lên trên về phía hỏa hoạn.
  • Chạy máy bơm nước để tiến hành cứu hỏa.

Lưu ý:

  • Trong quá trình sử dụng vòi chữa cháy cần:
  • Phải có người thứ hai hỗ trợ cầm vòi.
  • Đảm bảo các van khóa đóng và vòi không vị gập vòi.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về cuộn vòi chữa cháy. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc về cuộn vòi chữa cháy, đừng quên liên hệ với Phòng cháy Phúc Thành, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ bạn 24/7.

Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:

Nguồn: https://phongchayphucthanh.com/

0967524114

Zalo

Zalo

Tawk To

Tawk To